Hiển thị các bài đăng có nhãn hướng dẫn làm thủ tục du học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hướng dẫn làm thủ tục du học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Thủ tục du học Nhật Bản

Thủ tục du học nhật bản, thu tuc du hoc nhat, thủ tục, thu tuc, du học nhật, du học nhật, du học sinh du học nhật, hướng dẫn làm thủ tục du học, huong dan lam thu tuc du hoc,thủ tục du học, thu tuc du hoc, du học nhật bản, du hoc nhat ban
1
Thủ tục sang Nhật để dự thi
Nếu bạn sang Nhật để dự thi thì cần giấy báo dự thi của trường bạn mang giấy đó đến Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán để xin Visa “cư trú ngắn hạn”. Thời gian cư trú là 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày, trong khoảng thời gian này hoàn tất thủ tục nhập học với trường. Bạn có thể làm thủ tục đề nghị đổi Visa và được cấp lại giấy chứng nhận tư cách lưu trú mới phù hợp.
Bảo lãnh nhập cảnh
Năm 1996 đã bỏ điều luật quy định nhập cảnh phải có người bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu du học sinh không có đủ khả năng trang trải toàn bộ chi phí, du học sinh vẫn cần người đứng ra nhận tài trợ trong thời gian du học Nhật Bản. Du học sinh cũng cần có người bảo lãnh để nhập học.
Đăng ký ngoại kiều
Người nước ngoài có ý định cư trú tại Nhật trên 90 ngày, thì trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh vào Nhật sẽ phải xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều.
Thủ tục đăng ký: 
Điền vào tờ “Xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều”, nộp kèm theo hộ chiếu và 2 ảnh cho chính quyền địa phương nơi mình cư trú. Về nguyên tắc người đó phải đích thân đi nộp.
Mang thẻ theo người, nghĩa vụ nộp lại
Đúng ngày hẹn phải đến nhận “Thẻ đăng ký ngoại kiều”. Sau khi bạn làm đơn xin cấp thẻ đăng ký ngoại kiều, bạn phải đến nhận thẻ theo thời hạn quy định trong thông báo. Bạn phải luôn mang thẻ theo người và phải xuất trình thẻ khi được cảnh sát, cán bộ cửa khẩu … yêu cầu. Ngoại trừ trường hợp được phép tái nhập cảnh., khi rời Nhật bản bạn phải có nghĩa vụ trả lại thẻ cho cán bộ cửa khẩu tại sân bay.

Giấy chứng nhận tư cách làm thêm
Theo học các trường của Nhật, du học sinh có Visa với tư cách “Du học” hay “Đi học” cũng không được chấp nhận đi làm thêm. Nếu muốn đi làm thêm, du học sinh phải xin giấy đồng ý của trường đang theo học, và mang giấy đó đến Cục quản lý nhập cảnh xin “Giấy chứng nhận tư cách làm thêm”. Những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Cao học, trường Dạy nghề đang tìm việc và có Visa “Cư trú ngắn hạn” cũng có thể xin giấy chứng nhận tư cách làm thêm.

Thủ tục về nước tạm thời
Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn tạm thời về nước hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tái nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Nên chú ý, nếu không xin giấy phép trước khi rời Nhật bản, bạn sẽ không thể xin lại Visa ở nước ngoài.

Gia hạn thời gian cư trú
Muốn lưu lại Nhật Bản quá thời gian cho phép khi nhập cảnh, phải làm thủ tục gia hạn tại Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú (thông thường Cục nhập cảnh nhận đơn gia hạn trước 2 tháng). Nếu cư trú bất hợp pháp, sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.

Thay đổi tư cách lưu trú
Nếu muốn tham gia hoạt động khác ngoài hoạt động quy định mà được phép hoạt động, phải được Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú cho phép đổi sang tư cách tạm trú khác.
Nếu không được phép mà cứ tiến hành tham gia hoạt động khác ngoài tư cách cư trú được phép hoạt động, sẽ bị phạt và trục xuất về nước.

Hủy bỏ tư cách lưu trú
Từ ngày 2 tháng 12 năm 2004, có chế độ hủy bỏ tư cách lưu trú. Nếu người làm thủ tục xin Visa khai sai lý lịch cá nhân và nộp giấy tờ giả mạo thì sẽ bị hủy bỏ tư cách lưu trú.
Sau khi được cấp tư cách lưu trú, trong vòng 3 tháng mà không vào Nhật thì tư cách lưu trú sẽ bị hủy bỏ.(trừ những trường hợp có lý do chính đáng)

_________________________________________________________________________

Học và làm việc tại Nhật bản
Sau khi nhập học tại trường nếu du học sinh muốn đi làm thêm trong thời gian học, nhà trường sẽ giới thiệu việc làm cho học sinh để có thu nhập trang trải cuộc sống cho những năm tiếp theo.


Văn hóa Nhật bản trong việc tiếp khách
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp.

viec lam tai nhat
Tìm hiểu về xin việc và thu nhập
Bạn muốn làm việc ở đâu tại Nhật bản, công ty hay xí nghiệp nào hộ đều đánh giá năng lực làm việc thật sự của bạn mà họ trả mức thu nhập cho bạn theo năng lực ấy là điều hiển nhiên. Ở Việt Nam cũng vậy, người học hết chương trình Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao học



  Tìm hiểu du học Nhật bản
Hiện nay, Nhật Bản là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn du học, số lượng du học sinh có nhu cầu đi du học nước ngoài nói chung
visa nhat ban 
Các loại visa Nhật bản
Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất (Số điện thoại Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ tư pháp Nhật: 03-3580-4111

 HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN GỒM CÓ:
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)


Điều kiện vào học cao đẳng, đại học ở Nhật bản
I, Điều kiện vào Cao đẳng, Đại học tại Nhật bản
Nếu bạn không đủ một trong những điều kiện dưới đây thì sẽ không được tiếp nhận vào đại học Nhật bản.


Chứng minh tài chính du học Nhật bản
Bạn có điều kiện Kinh tế, bạn muốn thay đổi cuộc đời bạn, bạn muốn đi Du Học?  nhưng …? bạn không biết làm thế nào để chứng minh được khả năng tài chính để cho cơ quan xét duyệt visa

Du học Nhật bản tự túc
Hằng năm Nhật Bản đón nhận hàng trăm ngàn du học sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản nhằm giao lưu học hỏi


BÀI VIẾT XEM NHIỀU